Mỹ luôn là điểm đến mơ ước của rất nhiều người trên thế giới, với cơ hội phát triển sự nghiệp, học tập và xây dựng tương lai. Việc định cư tại Mỹ mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là cho những ai muốn con em mình được hưởng một môi trường giáo dục tốt và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
Vậy muốn đi Mỹ phải làm sao? Cách sang Mỹ làm việc? Đi Mỹ diện nào dễ nhất? Và định cư Mỹ cần bao nhiêu tiền? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các cách đi Mỹ nhanh chóng và an toàn nhất, cũng như những thủ tục và lưu ý quan trọng để gia đình bạn có thể chuẩn bị hành trình này một cách tốt nhất.
Xem thêm: Luật sư di trú nhận định: Liệu đề xuất “Thẻ Vàng” 5 triệu USD có thay thế được EB-5?
Điều kiện định cư tại Mỹ hợp pháp
Trước khi bắt đầu, việc hiểu rõ các điều kiện định cư tại Mỹ là rất quan trọng. Các điều kiện này sẽ phụ thuộc vào mục đích và diện nhập cư của bạn, bao gồm các yếu tố về gia đình, công việc, hoặc các chương trình định cư đặc biệt. Một số yêu cầu cần lưu ý:
- Tài trợ từ doanh nghiệp tại Mỹ: Nếu bạn làm việc cho một công ty tại Mỹ, công ty đó có thể bảo lãnh bạn để định cư.
- Quan hệ gia đình: Nếu bạn có người thân là công dân hoặc thường trú tại Mỹ, bạn có thể được bảo lãnh để nhập cư.
- Chương trình đầu tư: Nếu bạn có khả năng đầu tư một số tiền lớn vào các dự án tại Mỹ, bạn cũng có thể đủ điều kiện để định cư.
Xem thêm: Cuộc sống mới sau khi định cư Mỹ có những quyền lợi gì?
Các diện định cư phổ biến tại Mỹ
Để trả lời câu hỏi “Muốn đi Mỹ phải làm sao?” dưới đây là những cách đi Mỹ nhanh chóng và an toàn mà bạn có thể tham khảo, tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của mình:
1. Diện bảo lãnh gia đình
Đi Mỹ diện bảo lãnh là một trong những cách phổ biến để định cư tại Mỹ, đặc biệt với những người có người thân là công dân hoặc thường trú nhân tại Mỹ.
Các diện bảo lãnh đi Mỹ 2025 gồm:
- IR1/CR1: Dành cho vợ/chồng công dân Mỹ
- IR2/CR2: Con dưới 21 tuổi chưa kết hôn của công dân Mỹ
- IR5: Cha mẹ của công dân Mỹ trên 21 tuổi
- F1: Con trưởng thành chưa kết hôn của công dân Mỹ
- F2A: Vợ/chồng và con dưới 21 tuổi chưa kết hôn của thường trú nhân
- Visa F2B: Con độc thân trên 21 tuổi của người thường trú
- F3: Con đã lập gia đình của công dân Hoa Kỳ
- F4: Anh chị em của công dân Hoa Kỳ (người bảo lãnh phải trên 21 tuổi)
Điều kiện để bảo lãnh người thân sang Mỹ:
- Người bảo lãnh phải là công dân hoặc người có thẻ xanh tại Mỹ.
- Người được bảo lãnh phải là vợ/chồng, con cái dưới 21 tuổi, cha/mẹ.
- Phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và an ninh của Mỹ.
2. Diện du học sinh
Diện du học sinh không phải là diện định cư trực tiếp, nhưng có thể là một tiền đề quan trọng để bạn có cơ hội định cư lâu dài tại Mỹ sau khi hoàn thành chương trình học. Hình thức này thường được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi môi trường giáo dục tại Mỹ, nơi có hệ thống trường học chất lượng cao và các cơ hội phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Điều kiện và thủ tục xin visa du học Mỹ
Nhận vào trường đại học hoặc cao đẳng được công nhận tại Mỹ: Đây là yêu cầu tiên quyết để bạn có thể xin visa du học.
Visa F-1 (cho sinh viên học tại trường đại học hoặc cao đẳng): Thời gian lưu trú sau khi tốt nghiệp là 60 ngày.
Visa M-1 (dành cho các khóa học nghề): Thời gian lưu trú sau khi tốt nghiệp là 30 ngày.
Visa J-1 (dành cho các chương trình trao đổi sinh viên hoặc nghiên cứu): Thời gian lưu trú sau khi tốt nghiệp là 30 ngày.
Lưu ý quan trọng về visa sau khi tốt nghiệp:
Chuyển visa: Trước khi hết thời gian lưu trú, bạn cần xin chuyển sang visa lao động (ví dụ H-1B) hoặc ghi danh vào một cơ sở đào tạo khác để có thể ở lại Mỹ. Nếu không, bạn buộc phải rời Mỹ và xin visa lại từ Việt Nam.
Thủ tục và chi phí: Quá trình xin visa du học Mỹ không chỉ phức tạp mà còn tốn kém nếu bạn không có học bổng. Các khoản phí như học phí, bảo hiểm y tế, và các chi phí sinh hoạt cũng khá cao, đặc biệt là nếu bạn không nhận được hỗ trợ tài chính từ trường.
Mặc dù visa du học không mang tính chất định cư, nhưng sau khi bạn hoàn thành chương trình học tại Mỹ, bạn có thể tìm kiếm cơ hội chuyển sang visa lao động. Nếu bạn làm việc tại Mỹ và đáp ứng các yêu cầu, bạn có thể xin thẻ xanh (green card) và trở thành công dân Mỹ trong tương lai.
Xem thêm: Chuyển diện EB3 tại Mỹ: Tất cả những gì du học sinh cần biết
3. Định cư Mỹ diện đầu tư EB5
Có hai hình thức đầu tư EB5 phổ biến: đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp, mỗi hình thức có những yêu cầu và đặc điểm riêng.
1. Đầu tư EB5 ủy thác (gián tiếp)
Với hình thức đầu tư EB5 gián tiếp, nhà đầu tư sẽ rót vốn vào công ty hoặc dự án được Chính phủ Mỹ phê duyệt thông qua Trung tâm Vùng (Regional Centers). Đây là cách tiếp cận phổ biến và đơn giản hơn, đặc biệt đối với những nhà đầu tư không muốn trực tiếp điều hành một doanh nghiệp tại Mỹ.
- Vốn đầu tư:
- 800.000 USD nếu đầu tư vào khu vực TEA (khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc khu vực nông thôn).
- 1.050.000 USD nếu đầu tư ngoài khu vực TEA.
Đầu tư qua hình thức này giúp nhà đầu tư ít phải can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo đủ điều kiện để xin thẻ xanh cho gia đình.
2. Đầu tư EB5 trực tiếp
Hình thức đầu tư trực tiếp yêu cầu nhà đầu tư tự mở chi nhánh, mua lại hoặc điều hành một doanh nghiệp tại Mỹ. Trong quá trình này, nhà đầu tư phải tạo ra ít nhất 10 việc làm toàn thời gian cho công dân Mỹ trong vòng 2 năm liên tiếp.
Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý doanh nghiệp và khả năng duy trì hoạt động lâu dài. Do đó, nhiều người chọn hình thức đầu tư ủy thác để đơn giản hóa quy trình.
Xem thêm: Câu hỏi thường gặp về Trung tâm Vùng trong chương trình định cư EB-5
4. Diện định cư Mỹ dành cho doanh nhân
Visa L1-A:
- Dành cho nhà quản lý hoặc điều hành doanh nghiệp.
- Người được cấp visa này phải đảm trách nhiều trách nhiệm công việc chính trong doanh nghiệp tại Mỹ.
- Công việc chủ yếu của họ liên quan đến chính sách, quản lý hoạt động, lập kế hoạch, tổ chức, và kiểm soát hoạt động chung của doanh nghiệp.
- Họ làm việc thông qua các nhân viên khác để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Visa L1/B:
- Cấp cho các chuyên viên hoặc lao động có kỹ năng đặc biệt.
- Các kỹ năng này phải phù hợp với công việc hiện tại của đương đơn và công việc trong tương lai tại Mỹ.
- Đây là hình thức thuyên chuyển nhân viên từ doanh nghiệp ở Việt Nam sang Mỹ để làm việc cho doanh nghiệp đó tại Mỹ.
Xem thêm: Giải pháp định cư Mỹ: Chọn EB-5, E-2 hay L-1 cho nhà đầu tư Việt Nam?
Chuyển từ Visa L1/L1-A sang EB1-C
Sau thời gian tối thiểu là 1 năm và khi thỏa mãn các điều kiện cụ thể, người sở hữu visa L1 hoặc L1-A có thể nộp hồ sơ xin định cư chính thức cho cả gia đình theo diện EB1-C (diện định cư cho các nhà quản lý/ điều hành).
Chương trình visa L1 mang lại cơ hội định cư Mỹ cho cả nhà quản lý và nhân viên chuyên môn, đồng thời mở ra cơ hội vĩnh viễn cho gia đình sau khi hoàn tất quá trình thỏa mãn điều kiện định cư.
Xem thêm: Nên đầu tư hay làm việc? So sánh chi tiết các loại visa lao động tại Mỹ và visa EB-5
5. Định cư Mỹ diện lao động
EB-3 là viết tắt của Employment-Based Third Preference, một trong những chương trình nhập cư theo diện việc làm được chính phủ Hoa Kỳ ban hành vào năm 1990 nhằm thu hút nguồn nhân lực quốc tế, đặc biệt trong các ngành nghề đang thiếu hụt lao động.
Chương trình này áp dụng cho ba nhóm đối tượng chính: lao động có tay nghề, lao động chuyên môn và lao động phổ thông. Tuy nhiên, chương trình lao động diện EB3 không phải là chương trình xuất khẩu lao động, mà là một con đường nhập cư hợp pháp cho những cá nhân muốn sinh sống và làm việc lâu dài tại Mỹ. Ưu điểm của chương trình EB-3 diện lao động phổ thông:
Yêu cầu đơn giản: Chương trình không đòi hỏi ứng viên phải có bằng cấp cao, kinh nghiệm làm việc hay trình độ tiếng Anh xuất sắc, phù hợp với nhiều đối tượng lao động phổ thông.
Cơ hội nhận thẻ xanh vĩnh viễn: Sau khi hoàn thành các thủ tục và đáp ứng yêu cầu, người lao động và gia đình có thể nhận thẻ xanh 10 năm, cho phép sinh sống và làm việc hợp pháp tại Mỹ.
Chi phí tham gia thấp: So với các chương trình định cư khác như EB-5 (yêu cầu đầu tư lớn), EB-3 có chi phí thấp hơn, thường dao động từ 35.000 đến 50.000 USD.
Không cần chứng minh tài chính: Ứng viên không phải chứng minh khả năng tài chính hay nguồn gốc tài sản, giúp giảm bớt gánh nặng về thủ tục giấy tờ.
Có việc làm ngay khi đến Mỹ: Người lao động được bảo đảm có công việc theo hợp đồng đã ký kết trước khi nhập cảnh, giúp ổn định cuộc sống ban đầu.
Xem thêm: Giải đáp từ A-Z: Định cư Mỹ diện EB3 chi phí bao nhiêu?
6. Kết hôn với công dân Mỹ
Định cư Mỹ qua hôn nhân với công dân Mỹ là một trong những con đường phổ biến nhưng không hề đơn giản. Khi kết hôn với người có quốc tịch Mỹ, bạn sẽ trở thành thường trú nhân tại Mỹ, nhưng quy trình xét duyệt có thể kéo dài do Cơ quan Di trú cần xác minh tính xác thực của cuộc hôn nhân, tránh trường hợp kết hôn giả để trục lợi từ chương trình nhập cư.
Điều kiện và thủ tục:
- Người bảo lãnh phải chứng minh rằng hai bạn đã gặp gỡ trực tiếp trong vòng 2 năm và có bằng chứng hôn nhân thật.
- Quá trình xét duyệt và cấp visa có thể mất lên đến 12 tháng để bạn có thể chuyển sang trạng thái thường trú nhân tại Mỹ.
Kết hôn giả không phải là con đường an toàn: Việc kết hôn giả có thể dẫn đến bị tước quyền sở hữu thẻ xanh và không thể định cư tại Mỹ.
Xem thêm: Làm sao để trở thành công dân Mỹ?
Các thủ tục cần chuẩn bị
Dù bạn chọn diện định cư nào, các thủ tục cần thiết bao gồm:
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Tùy vào diện nhập cư, bạn cần cung cấp các giấy tờ như chứng minh tài chính, giấy tờ công việc, hồ sơ hôn nhân, hoặc các tài liệu đầu tư.
- Đảm bảo tuân thủ quy trình: Các chương trình định cư đều yêu cầu bạn phải tuân thủ quy trình và các yêu cầu an ninh, y tế, và pháp lý.
- Phỏng vấn và xét duyệt: Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải tham gia phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ để chứng minh mục đích nhập cư và các thông tin trong hồ sơ.
Xem thêm: Các mẹo dễ dàng đậu phỏng vấn visa du lịch Mỹ ngay lần đầu
Lưu ý quan trọng để không bị thu hồi thẻ xanh định cư Mỹ
Để đảm bảo quyền lợi khi sở hữu thẻ xanh và tránh những rủi ro bị tước quyền thường trú nhân tại Mỹ, bạn cần nắm rõ các trường hợp có thể dẫn đến việc thu hồi thẻ xanh. Dưới đây là các tình huống cần lưu ý:
- Xuất cảnh khỏi Mỹ hơn 1 năm mà không có giấy phép tái nhập cảnh hợp pháp.
- Có giấy phép tái nhập cảnh nhưng không được cấp visa trở về Mỹ sau 2 năm, thẻ xanh cũng sẽ bị thu hồi.
- Rời Mỹ và có động thái khiến USCIS nghi ngờ rằng bạn có ý định sống ở nước khác, điều này có thể dẫn đến việc mất quyền thường trú nhân.
- Trốn nộp tờ khai thuế liên bang, hành động này có thể khiến USCIS tước quyền sở hữu thẻ xanh và quyền thường trú nhân tại Mỹ.
- Phạm tội đạo đức như ăn cắp vặt trong vòng 5 năm ở Mỹ cũng có thể dẫn đến việc bị trục xuất trong thời gian nhất định.
- Vi phạm luật hình sự nghiêm trọng có thể khiến bạn mất thẻ xanh và bị trục xuất khỏi Mỹ.
- Tham gia bầu cử khi chưa đủ tư cách công dân Mỹ, hành động này có thể bị phạt tù và trục xuất khỏi Mỹ.
Định cư tại Mỹ mang đến cơ hội to lớn nhưng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Mỗi con đường định cư đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy việc lựa chọn đúng đắn và chuẩn bị các thủ tục cần thiết là rất quan trọng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “muốn đi Mỹ phải làm sao”, hiểu rõ hơn về các cách đi Mỹ nhanh chóng và an toàn, từ đó tiến gần hơn tới ước mơ định cư tại Mỹ của mình. Liên hệ Visa Ventures để được tư vấn chi tiết và thẩm định hồ sơ miễn phí.