Đầu tư định cư Mỹ theo diện EB-5 không chỉ mang lại cơ hội nhận thẻ xanh cho cả gia đình, mà còn kéo theo nghĩa vụ tuân thủ hệ thống thuế phức tạp và nghiêm ngặt của Hoa Kỳ. Việc hiểu rõ các quy định thuế Mỹ khi đầu tư EB-5 và nghĩa vụ khai báo tài chính quốc tế là yếu tố then chốt để giúp nhà đầu tư chuẩn bị đúng ngay từ đầu, hạn chế rủi ro pháp lý về sau.
Các chiến lược huy động vốn cho đầu tư EB-5: Hướng dẫn chi tiết cho nhà đầu tư Việt Nam
1. Thuế Mỹ khi đầu tư EB-5: Hoa Kỳ đánh thuế dựa trên điều gì?
Hệ thống thuế Mỹ do IRS – Cơ quan Thuế vụ Hoa Kỳ quản lý, đánh giá dựa trên tình trạng cư trú và nguồn thu nhập:
- Chưa có thẻ xanh (non-resident): Chỉ bị đánh thuế trên thu nhập phát sinh tại Mỹ.
- Sau khi có thẻ xanh (thường trú nhân): Bị đánh thuế toàn bộ thu nhập toàn cầu, bao gồm lương, cổ tức, bất động sản tại Việt Nam.
- Lưu trú dài hạn theo Substantial Presence Test (SPT): Nếu bạn ở Mỹ đủ 183 ngày theo công thức SPT*, bạn có thể được xem là cư dân thuế dù chưa có thẻ xanh, và cũng phải khai báo thu nhập toàn cầu.
*Công thức Substantial Presence Test – SPT: Số ngày năm hiện tại + 1/3 số ngày năm trước + 1/6 số ngày năm trước nữa ≥ 183 ngày, và ở Mỹ ít nhất 31 ngày trong năm hiện tại, bạn được xem là cư dân thuế
Khác với Việt Nam, Mỹ yêu cầu bạn tự khai báo thuế hàng năm, không có cơ chế tự động trừ thuế từ lương hay thu nhập.
2. Nhà đầu tư EB-5 có bị đánh thuế không?
Có. Khi sở hữu thẻ xanh, nhà đầu tư EB-5 trở thành thường trú nhân Mỹ và phải khai báo – nộp thuế thu nhập toàn cầu, bao gồm thu nhập tại Việt Nam.
Ngay cả trước khi có thẻ xanh, nếu lưu trú dài ngày và vượt ngưỡng SPT, bạn vẫn có thể trở thành “tax resident” và phải chịu thuế như công dân Hoa Kỳ.
3. Các loại thuế nhà đầu tư EB-5 cần biết
Khi tham gia chương trình EB-5, nhà đầu tư cần hiểu rõ 5 loại thuế quan trọng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính cá nhân và gia đình, tùy theo giai đoạn trước hoặc sau khi có thẻ xanh Mỹ.
1. Thuế thu nhập cá nhân (Income Tax)
Thuế thu nhập tại Mỹ được chia thành hai cấp:
- Thuế liên bang: từ 10% đến 37%
- Thuế bang: từ 0% đến 13.3% (tùy tiểu bang)
Trước khi có thẻ xanh, bạn chỉ bị đánh thuế trên các khoản thu nhập phát sinh tại Mỹ – như lợi nhuận đầu tư EB-5, lãi từ tài khoản ngân hàng Mỹ hoặc thu nhập từ bất động sản tại Mỹ.
Sau khi có thẻ xanh, bạn trở thành thường trú nhân và phải khai báo toàn bộ thu nhập toàn cầu – bao gồm tiền lương, cổ tức, lợi nhuận đầu tư, thu nhập từ bất động sản và hoạt động kinh doanh tại cả Mỹ lẫn Việt Nam.
2. Thuế lãi vốn (Capital Gains Tax)
Thuế lãi vốn được áp dụng khi bạn bán tài sản có lãi, ví dụ như bất động sản, cổ phiếu hoặc khoản đầu tư.
- Trước Thẻ Xanh: Chỉ chịu thuế lãi vốn từ việc bán tài sản tại Mỹ.
- Sau Thẻ Xanh: Phải khai báo lãi từ việc bán tài sản ở mọi nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Nếu bạn bán tài sản sau khi giữ dưới 1 năm, phần lãi sẽ chịu thuế như thu nhập thông thường (từ 10–37%). Nếu giữ trên 1 năm, bạn được áp dụng mức thuế ưu đãi 0%, 15% hoặc 20%, tùy tổng thu nhập.
3. Thuế quà tặng và thừa kế (Gift & Estate Tax)
Loại thuế này áp dụng khi bạn tặng hoặc để lại tài sản có giá trị lớn.
- Trước khi có thẻ xanh, bạn chỉ bị đánh thuế nếu tặng hoặc để lại tài sản có nguồn gốc tại Mỹ.
- Sau khi có thẻ xanh, quy định thuế áp dụng cho tài sản trên toàn cầu, bao gồm cả tài sản tại Việt Nam.
Tuy nhiên, bạn được miễn thuế cho tổng giá trị đến 13.61 triệu USD/người (năm 2025). Nếu vượt ngưỡng, phần chênh lệch có thể bị đánh thuế từ 18% đến 40%. Quy định này áp dụng cho cả tặng tài sản trong lúc sống (gift tax) và khi qua đời (estate tax).
4. Thuế bất động sản (Property Tax)
Nếu bạn sở hữu nhà hoặc bất động sản tại Mỹ, bạn sẽ phải đóng thuế hàng năm cho chính quyền địa phương.
Mức thuế dao động từ 0.5% đến 5% giá trị tài sản mỗi năm, tùy theo từng bang và thành phố. Thuế này chỉ áp dụng cho bất động sản ở Mỹ, không ảnh hưởng đến nhà đất tại Việt Nam.
5. Thuế doanh nghiệp (Corporate Tax)
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc có thu nhập từ hoạt động kinh doanh, bạn sẽ phải đóng thuế doanh nghiệp.
- Trước thẻ xanh: Chỉ chịu thuế với lợi nhuận từ kinh doanh tại Mỹ.
- Sau thẻ xanh: Phải khai báo lợi nhuận toàn cầu, bao gồm cả doanh nghiệp mà bạn đang sở hữu tại Việt Nam.
Thuế suất doanh nghiệp hiện nay gồm:
- Thuế liên bang: 21%
- Thuế bang: từ 0% đến 9% (tùy từng tiểu bang)
6. Khai tài khoản tài chính ở nước ngoài (FBAR)
Nếu bạn có thẻ xanh hoặc được xem là cư dân thuế tại Mỹ theo công thức Substantial Presence Test (SPT), bạn bắt buộc phải khai báo FBAR nếu trong năm có thời điểm tổng số dư các tài khoản tài chính ở nước ngoài (bao gồm tài khoản ngân hàng, tài khoản đầu tư, chứng khoán, hoặc bảo hiểm nhân thọ có giá trị tiền mặt…) vượt quá 10.000 USD.
Mẫu khai báo là FBAR (FinCEN Form 114), nộp trực tuyến cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ, riêng biệt với tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý: Đây là nghĩa vụ khai báo thông tin, không đồng nghĩa với việc phải đóng thuế cho khoản tiền đó. Tuy nhiên, nếu không khai đúng hạn hoặc cố tình che giấu, bạn có thể bị phạt dân sự lên đến 50% số dư tài khoản, thậm chí truy tố hình sự nếu có hành vi gian lận.
4. Hướng dẫn khai báo Thuế & FBAR cho nhà đầu tư EB-5
4.1. Đăng ký mã số thuế (ITIN)
- Dành cho người chưa có SSN (Social Security Number).
- Điền mẫu W-7, nộp kèm hộ chiếu đến văn phòng IRS.
- Xử lý mất khoảng 6–10 tuần.
4.2. Khai thuế hàng năm
- Trước khi có thẻ xanh: Dùng Form 1040-NR (áp dụng cho người không cư trú).
- Sau khi có thẻ xanh hoặc đủ ngày SPT: Dùng Form 1040 (áp dụng toàn cầu).
- Hạn nộp: Trước ngày 15/4, có thể gia hạn đến 15/10.
- Khuyến nghị: Nên thuê kế toán am hiểu EB-5 để xử lý các form như K-1, Form 1116 (tránh đánh thuế trùng với Việt Nam).
4.3. Khai báo tài khoản nước ngoài – FBAR
- Áp dụng khi tổng số dư các tài khoản nước ngoài >10.000 USD trong bất kỳ thời điểm nào trong năm.
- Nộp FinCEN Form 114 qua mạng.
- Mức phạt: Từ 10.000 đến 100.000 USD nếu không khai.
5. Nhà đầu tư EB-5 nên chuẩn bị gì?
- Trước khi có Thẻ Xanh: Lập kế hoạch quà tặng/thừa kế, lưu trữ hồ sơ thuế 7 năm.
- Sau khi có Thẻ Xanh: Sử dụng Form 1116 để tránh đánh thuế trùng.
- Quản lý ngày cư trú: Dùng ứng dụng như TaxBird hoặc Sprintax để theo dõi ngày lưu trú tại Mỹ.
- Lựa chọn dự án EB-5 minh bạch: Ưu tiên các dự án rõ ràng về cấu trúc thuế và pháp lý.
- Chuẩn bị hồ sơ FBAR: Lưu thông tin tài khoản, số dư cao nhất trong năm, ai có quyền kiểm soát.
Việc định cư Mỹ theo diện EB-5 là bước ngoặt lớn về cuộc sống và tài chính. Hiểu rõ hệ thống thuế Mỹ, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, và lên kế hoạch thuế từ sớm sẽ giúp bạn Bảo vệ tài sản toàn cầu; Tuân thủ pháp luật thuế Hoa Kỳ; Định cư Mỹ một cách bền vững & an toàn.
Xem thêm tin tức định cư Mỹ EB-5 mới nhất:
- Tin tức định cư Mỹ EB-5: Dự báo nguy cơ tồn đọng hồ sơ vào năm 2025
- Chuyển đổi tình trạng dành cho nhà đầu tư EB-5 và người phụ thuộc
- Trump đề xuất “Gold Card” trị giá 5 triệu USD – Chương trình EB-5 đứng trước nguy cơ bị thay thế?
- Tòa Án Liên Bang Mỹ Bác Bỏ Đơn Kiện Của IIUSA Về Việc Phân Bổ Lại Visa EB-5 Ưu Tiên Dành Riêng